văn hóa - xã hội

TƯNG BỪNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LINH LANG ĐẠI VƯƠNG QUẬN LONG BIÊN - XUÂN CANH DẦN 2010
Ngày đăng 12/03/2010 | 00:00  | Lượt xem: 928

Ngày 21/3/2010 (tức ngày mùng 6 tháng 2 năm Canh Dần), tại đình Trường Lâm, phường Việt Hưng đã diễn ra Lễ hội truyền thống Linh Lang đại vương quận Long Biên - xuân Canh Dần năm 2010. Đây là một trong chùm hoạt động thiết thực kỷ niệm Thăng Long tròn 1000 năm tuổi và là lễ hội mở đầu cho lễ hổi tuyền thống trên địa bàn quận.

Lễ hội truyền thống Ling Lang đại vương bắt nguồn từ lễ hội của cư dân nông nghiệp điển hình ở đồng bằng Bắc bộ và bắt nguồn từ huyền thoại vô cùng đẹp đẽ trong sáng. Truyền thuyết kể lại rằng: "Một lần vua Lý Thánh Tông tuần giá vùng ngoại thành, nhân dân nô nức đến xem, trong số đó có nàng Hạo dung nhan khác thường, vua đón nàng về và lập làm đệ cửu cung phi. Khoảng ba, bốn năm sau thì mẹ nàng mất, nàng bèn xin phép vua về mai táng và chịu tang mẹ. Trong thời gian chịu tang mẹ ở phường Thị trại, nàng không dám về triều. Và một hôm, nàng ra Hồ Tây giặt lụa và tắm rửa, bỗng có con Giao Long từ ngoài hồ lao thẳng vào và quấn chặt 3 vòng vào thân nàng, từ đó nàng có mang. Sau 14 tháng, một hôm, khi ra chơi vườn hoa bỗng nhiên nàng mơ màng rồi ngủ thiếp đi, chợt mơ thấy một bậc đại trượng phu mình dài 9 thước, đầu đội mũ rồng sáng chói, mặc áo bào đai ngọc rực rỡ, cưỡi mây, đạp mưa tới thẳng trước mặt cung phi thưa rằng: Thần vốn là con trai Long Vương tên Hoàng Lang, có mệnh xuất thế thác sinh làm con vua. Nói chưa hết câu, cung phi tỉnh giấc, hôm đó tức ngày 13/12 năm Giáp Thìn, đó cũng là ngày sinh Hoàng Lang. Khi được 1 tháng 7 ngày, Ling Lang đã lớn dậy ra quân giết giặc VĨnh Trinh phương Bắc. Ngài ra quân bằng voi và phất cờ cán dài 10 thước. Khải hoàn trở về triều đình ban thưởng rất hậu nhưng Linh Lang từ chối. Sau này Linh Lang mất, tưởng nhớ công ơn, nhà vua cho phép dân Thị Trại (Thủ Lệ), quê hương Bồng Lai và nhiều nơi khác lập đền thờ.

Trên địa bàn quận Long Biên, hiện có 13 di tích thờ Linh Lang đại vương: đình Thổ Khối, Xuân Đỗ Thượng (phường Cự Khối); đình Ngô, đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn); đình Nha, Tử Đình (phường Long Biên); đình Lâm Du, Phú Viên (phường Bồ Đề); đình Gia Thượng (phường Ngọc Thuỵ); đình Sài Đông (phường Phúc Đồng); đình Ngọc Lâm (phường Ngọc Lâm); đình Kim Quan, Trường Lâm (phường Việt Hưng) và tại các di tích này, hàng năm đều tổ chức lễ hội truyền thống từ ngày mùng 8 đến ngày 11 tháng 2 âm lịch.

Dưới đây là một số hình ảnh nổi bật tại lễ hội: