Đảng đoàn thể
Gương điển hình trong công tác Phụ nữ năm 2010
Ngày đăng
07/12/2010 | 00:00
| Lượt xem: 808
Một số tấm gương điển hình trong công tác phụ nữ quận Long Biên năm 2010.
Thực hiện chương trình công tác năm 2010, để thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, 80 năm ngày Thành lập Hội LHPN Việt Nam, chào mừng Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp, Hội LHPN quận Long Biên đã phát động thi đua tới cơ sở trên tất cả các mặt. Trong năm 2010 cán bộ và hội viên phụ nữ đã thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của hội cấp trên và đạt thành tích cao ở tất cả mọi mặt. Nổi bật lên là các tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, Hưởng ứng Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Tình nguyện viên làm công tác Phòng chống tệ nạn xã hội,…
Hội viên vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi
Chị Ngô Thị Phong sinh năm 1954, thường trú tại tổ 2 Thạch Cầu phường Long Biên quận Long Biên thành phố Hà Nội
Chị gắn bó với công tác Hội từ năm 1993 đến nay. Hai vợ chồng chị có 4 con nguồn sống của cả gia đình chỉ trông vào 3 sào ruộng bãi. Ruộng ít nhà đông nhân khẩu, hai vợ chồng chị phải ra bãi giữa Sông Hồng phá hoang tăng gia hàng chục mẫu ruộng để trồng đỗ. Suốt ngày hai vợ chồng chị bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn không đủ ăn. Có những năm thời tiết thuận lợi gia đình chị cũng thu hoạch được hàng chục tấn đỗ, thế nhưng thu hoạch về phơi chưa ráo vỏ đã phải cân bán để trang trải nợ nần. Rồi có những năm đến vụ thu hoạch nước Sông Hồng dâng cao ngập trắng. Gắn bó với bãi nổi Sông Hồng gần chục năm mà cuộc sống gia đình chị cũng không khá lên được. Không bó tay trước cái nghèo cái khó, năm 1999 chị bán một phần đất ở để lấy vốn làm ăn quyết tâm thoát khỏi đồng ruộng. Ban đầu chị dùng tiền bán đất chung với bạn bè để kinh doanh, những năm đầu chị gặp không ít khó khăn nhưng với ý chí quyết tâm làm giàu không nản long trước cái khó cái khổ cuối cùng sau 6 năm vật lộn với bao khó khăn tới nay chị đã có trong tay một công ty lớn. Công ty Bảo vệ Nhất Long của chị có trên 200 công nhân, người có thu nhập cao nhất khoảng 6 triệu đồng/ tháng, người có thu nhập thấp nhất trên 2 triệu đồng/ tháng. Công ty của chị đã giúp cho con em hội viên và nhân dân trong phường có việc làm ổn định. Tháng 9 năm 2010 công ty của chị đã xin phép thành lập công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Ngoài việc tập trung phát triển kinh tế chị còn nhiệt tình trong công tác từ thiện nhân đạo. Trước đây chị là hội viên tích cực trong phong trào văn hoá văn nghệ, hiện nay dù bận rộn với công việc song chị vẫn tích cực đóng góp ủng hộ phong trào văn hoá văn nghệ của Hội và phường. Đến nay các con chị đều đã trưởng thành có gia đình riêng, các cháu của chị đều ngoan và học giỏi. Gia đình chị và các con hàng năm đều đạt gia đình văn hoá. Gia đình và bản than chị xứng đáng là tấm gương tiêu biểu để chị em phụ nữ học tập.
Tình nguyện viên làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội
Chị Nguyễn Thị Hồng Liên sinh năm 1945, thường trú tại tổ 8 phường Gia Thụy
Tệ nạn ma tuý, mại dâm và đại dịch HIV/ AIDS đang trở thành hiểm hoạ trên phạm vi toàn thế giới, nó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, huỷ hoại sức khoẻ con người, kinh tế cạn kiệt, tan nát cửa nhà, gây mất trật tự an ninh,…Vì vậy phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm và HIV/ AIDS là nhiệm vụ yêu cầu cấp bách hiện nay cũng là trách nhiệm của mỗi người chúng ta và toàn xã hội.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức và lối sống cho nhân dân và thế hệ thanh niên thông qua các hoạt động của ban ngành đoàn thể dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền các cấp nhằm khơi dậy giá trị truyền thống tốt đẹp, đấu tranh khắc phục suy thoái về đạo đức, có bản lĩnh, có lối sống văn minh trong sạch đẩy lùi tệ nạ xã hội là thực sự cần thiết. hận thức được vấn đề đó, với vai trò là tình nguyện viên với nhiệm vụ mà hội phụ nữ phường giao trong những năm qua tôi luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Chị đã tham gia công tác tình nguyện viên từ năm 2000 đến năm 2009 thì địa giới chia tách từ huyện lên quận, từ xã lên phường, chị về phường Gia Thụy được phân công phụ trách 2 tổ 7 và 8, chị giúp 6 đối tượng. Phương châm tiếp cận của chị theo 3 hướng: đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng đó là khẩu hiệu chị luôn ghi nhớ và thực hiện.
Công tác của chị chỉ có thể làm vào buổi tối, chị đến từng gia đình tiếp cận với đối tượng vận động gia đình phối hợp cùng chị giúp đỡ đối tượng sau khi đi cai ở trung tâm về không tái nghiện.
Là đội trưởng đội tình nguyện xã hội chị quán xuyến công việc chung trong đội, phân công cho các thành viên trong đội giúp đỡ đối tượng theo địa bàn tổ dân phố. Ban đầu đội của chị quản lý 97 đối tượng, trong đó có 21 đối tượng đã chết, 4 người đã ra khỏi danh sách 3 người còn trên địa bàn phường 1 người đã chuyển sang phường Ngọc Lâm, 6 người đi lang thang, 7 người đi tù vì dính líu đến ma tuý, 25 người ở trung tâm, 7 người dùng thuốc Megazon thay thế, 4 người chưa cai lần nào. Hiện nay đội của chị tiếp tục giúp đỡ 47 đối tượng. Năm 2004 – 2005 chị giúp đỡ cháu Đặng Tiến Hoàng ở tổ 7 hai năm không tái nghiện. Đến năm 2006 cháu vào Sài Gòn chơi với họ hàng và bị tái nghiện trở lại. Năm 2009 gia đình cháu bán nhà chuyển về Dương Xá, Gia Lâm; Năm 2003 anh Nguyễn Thanh Minh sinh năm 1978 ở tổ 8 bị công an bắt khi đang sử dụng ma tuý trên địa bàn thị trấn Đức Giang, sau 1 năm cai nghiện tại trung tâm tháng 4 năm 2004 anh được trở về nhà. Chị Liên đến tiếp cận và cùng gia đình giúp cháu cai nghiện không tái 5 năm. Hiện nay anh đã có gia đình hạnh phúc và có việc làm ổn định; Anh Nguyễn Quốc Tuấn sinh năm 1967 tổ 15 sau khi đi cai ở trung tâm về vào năm 2005 chị đã giúp anh xin việc tại xí nghiệp may Đức Giang. Đến tháng 10 năm 2007 anh bị ốm nặng và đã mất vào tháng 11 năm 2007; Chị đã cùng cán bộ chính sách phườnghoàn thiện thủ tục để cho hai mẹ con chị Hường nạn nhân ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ người chồng được nhận hỗ trợ từ tổ chức phi chính phủ, mỗi tháng chị Hường được nhận 100.000 đồng và con được nhận 150.000đồng; ngoài ra còn rất nhiều đối tượng được chị Liên giúp đỡ cai không tái nghiện.
Gương điển hình trong Hưởng ứng Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Chị Trần Thị Cải Chi hội trưởng phụ nữ chi hội 1 phường Thượng Thanh, sinh năm 1964.
Với cương vị là một đảng viên mới, chi hội trưởng phụ nữ, chị Cải gắn cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với tình hình thực tế của chi hội. Hiện nay, chi hội của chị có nhiều hội viên nghèo, hoàn cảnh khó khăn, việc làm của nhiều chị em không ổn định. Chị rất băn khoăn, trăn trở nên quyết tâm xây dựng chương trình hành động cụ thể về thực hành tiết kiệm cho chi hội, gia đình và bản thân.
Bản thân chị và gia đinh đã gương mẫu thực hiện trước bằng kế hoạch nuôi lợn tiết kiệm. Mỗi ngày trước khi đi chợ, chị bỏ vào lợn 3000-5000 đồng với số tiền còn lại tôi vẫn mua đủ các thứ, đảm bảo bữa ăn của gia đình vẫn đầy đủ dinh dưỡng hợp lý. Trước kia gia đình tôi dùng bóng đèn nê-ông 0,8m hoặc 1,2m hoặc đèn sợi tóc 75w thì nay thay bằng bóng đèn huỳnh quang 20w mà độ sáng vẫn như nhau. Trước khi mua sắm các thiết bị trong gia đình, gia đình chị thường bàn bạc, lên kế hoạch cụ thể để cùng nhau tiết kiệm. Nhờ việc thực hành tiết kiệm thời gian, lao động tiền của một cách hợp lý kinh tế gia đình chị ngày càng ổn định và phát triển, đời sống ngày một nâng cao, càng có điều kiện tham gia công tác hội được tốt hơn.
Đối với chi hội, chị tuyên truyền, vận động chị em học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng cách phát động phong trào nuôi lợn tiết kiệm lấy tiền giúp đỡ hội viên nghèo phát triển kinh tế, đầu tư cho con cái học hành. Bước đầu triển khai tới 10 hội viên nòng cốt, mỗi hội viên tiết kiệm 1000 đồng trong chi tiêu hàng ngày. Sáu tháng đầu thu được 1.800.000 đồng. Số tiền đó được xét cho hội viên khó khăn nhất vay để làm vốn phát triển kinh tế. Thấy được lợi ích của việc tiết kiệm, các hội viên lần lượt tham gia. Đến nay 100% hội viên đăng ký tham gia với số tiền tiết kiệm là 6.500.000 đồng dùng cho hội viên nghèo vay để phát triển kinh tế.
Nhờ được vay vốn tiết kiệm của chi hội, một số hội viên đã sửa sang được nhà cửa, mở cửa hàng kinh doanh buôn bán, mua xe máy cho con đi làm để ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Có hội viên từ chỗ phải dùng chung điện nước với hàng xóm thì nay đã lắp được đường điện nước riêng. Ngoài ra chi hội còn tổ chức cho chị em đi tham quan danh lam thắng cảnh của đất nước để giao lưu học hỏi, nâng cao nhận thức. Do nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, việc thực hiện tiết kiệm nuôi lợn nhựa của chi hội vẫn được duy trì và phát huy. Đồng thời chi hội cũng thường xuyên thăm hỏi, động viên kịp thời hội viên những lúc khó khăn ốm đau. Kết quả bước đầu đáng phấn khởi là động lực mạnh mẽ thôi thúc tôi tiếp tục cùng chị em trong chi hội triển khai các bước tiếp theo về thực hành tiết kiệm, một việc làm có ý nghĩa không chỉ đối với bản thân mà thông qua đó sự đoàn kết nhất trí, tinh thần tương thân tương ái trong chi hội được củng cố, phát huy.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà Bộ chính trị phát động là một sáng kiến nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhận thức được mục đích, ý nghĩa to lớn, tầm quan trọng của cuộc vận động này, chị luôn gương mẫu đi đầu về mọi mặt, không ngại khó ngại khổ, thường xuyên trau dồi học hỏi để nâng cao năng lực, trình độ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Các chị là những tấm gương sáng trong công tác Hội, xứng đáng để cán bộ, hội viên noi theo. Ở các chị chúng ta không chỉ thấy được sự nhiệt tình với công tác Hội mà còn ngời sáng lên đức tính cần cù, chịu khó, nhẫn nại, sự khoan dung và cảm thông sâu sắc của người phụ nữ Việt Nam.